Nâng xoang là gì
Nâng xoang trong cấy ghép implant là kỹ thuật thường được chỉ định nếu mất răng lâu ngày, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện nâng xoang hay không. Để biết rõ hơn về nâng xoang là gì, có ấy hình thức nâng xoang, bạn hãy theo dõi bài viết sau.
Xương hàm cần nâng xoang* |
Nâng xoang là gì?
Thông thường, hàm trên bên phải và bên trái sẽ có một xoang hàm nằm bên trong xương hàm trên. Đối với những người bị mất răng lây ngày, tiêu xương ở cùng ổ răng xảy ra khiến xoang hàm trở nên thấp hơn, gây khó khăn cho việc đặt trụ implant đủ chiều dài.
Nâng xoang là thủ thuật để làm tăng thể tích xương, giúp cho xương hàm có đủ điều kiện về cả chiều cao, mật độ và cả thể tích để tiến hành quy trình cầy ghép implant hiệu quả. Cho phép đặt trụ implant vào vùng thiếu xương ở vị trí mất răng phía sau hàm trên. Việc nâng xoang sẽ giúp cho trụ implant tích hợp với xương tốt, nâng đỡ và hỗ trợ cho trường hợp mất răng có thể duy trì răng implant trọn đời.
Kỹ thuật nâng xoang kín* |
Khi nào có thể nâng xoang?
Kỹ thuật nâng xoang được chỉ định với trường hợp xoang hàm trên không đáp ứng đủ chiều cao, diện tích cần thiết để cắm trụ implant do tình trạng mất răng lâu năm gây ra.
Khi một chiếc răng hàm trên mất đi, nếu không khắc phục sớm thì phần xương xung quanh sẽ bị tiêu dần do không có sự kích thích từ chân răng.
Khi mật độ xương hàm bị giảm đi, phần xoang hàm trên cũng sẽ dần bị tụt xuống. Do vậy khi thực hiện đặt trụ implant, chân trụ chắc chắn sẽ bị va chạm với xoang hàm. Nếu không cẩn thận có thể gây thủng xoang.
Trường hợp bị mất 1 hoặc nhiều răng hàm trên hay bị tiêu xương răng ở hàm trên sẽ được chỉ định nâng xoang. Tuy nhiên, muốn biết chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể hơn.
Nâng xoang hở* |
Có những kỹ thuật nâng xoang nào?
Nâng xoang kín
Khi xương hàm thiếu xương, sẽ khoan qua sống hàm tại vị trí mất răng, dùng mũi khoan chuyên dụng cắt một mảnh xương nhỏ, thường là hình tròn hoặc hình bầu dục và cho bột xương vào đúng với chiều cao nâng xoang mong muốn. Sau đó sẽ đặt trụ implant vào.
Nâng xoang kín có tính chất hỗ trợ, giúp ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cao và tránh biến chứng nguy hiểm. Nâng xoang kín áp dụng cho trường hợp chiều cao xương còn lại 4-8mm, đáy xoang hàm thuận lợi, người bệnh không bị viêm xoang, dính xoang.
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành mở nướu bộc lộ vùng xương cần nâng xoang.
Bước 2: Khoan một lỗ nhỏ qua màng xương.
Bước 3: Tiến hành nâng đẩy xoang hàm lên.
Bước 4: Sử dụng xương nhân tạo để ghép vào vùng trống xoang vừa được nâng, trong một số trường hợp có thể cấy implant cùng lúc với nâng xoang.
Bước 5: Đóng kín vết thương.
Nâng xoang đúng cách để nâng đỡ trụ implant tốt* |
Nâng xoang hở
Là kỹ thuật để nâng cao xoang hàm, Bác sĩ sẽ tiến hành rạch 1 đường để lộ xương. Tiếp đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ theo dạng tròn. Vị trí tương ứng này sẽ được nâng vào trong xoang hàm dưới vai trò như một cửa sập, khoảng trống bên dưới sẽ được lấp bởi vật liệu ghép xương.
Nâng xoang hở thường chỉ định trong trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 3mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn, dịch trong xoang, viêm xoang…Quy trình như sau:
Bước 1: Tiến hành mở mô nướu để lộ xương hàm.
Bước 2: Tạo một khoảng trống vừa đủ trên xương hàm vùng cần ghép xương.
Bước 3: Bắt đầu nâng đẩy xoang hàm lên.
Bước 4: Đưa xương cần cấy ghép vào vùng trống vừa được nâng xoang.
Bước 5: Kết thúc đóng kín vết thương, đợi xương hồi phục sẽ tiến hành trồng implant.
Nâng xoang trong cấy ghép implant cần được thăm khám kỹ lưỡng tại nha khoa uy tín, có công nghệ máy móc hiện đại. Bởi bản chất của cấy implant rất phức tạp nên việc chọn lựa địa chỉ thực hiện rất quan trọng. Quyết định nhiều đến thời gian trồng răng implant bao lâu thì xong.